Chính phủ phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Chính phủ phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Nguyễn Hồng Thái
Thứ Ba, 02/04/2024 5 phút đọc
Nội dung bài viết

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

 

Theo Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định.

Hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của EVN, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng;  Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh tăng; Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Cũng theo Quyết định này, trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn EVN tính toán giá bán điện bình quân theo quy định; Thực hiện việc điều chỉnh giá điện; Chủ trì kiểm tra, giám sát theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực từ 15/5/2024, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Viết bình luận của bạn
Giấy tờ để được phép bán điện mặt trời mái nhà cho EVN năm 2024

Giấy tờ để được phép bán điện mặt trời mái nhà cho EVN năm 2024

Thứ Tư, 23/10/2024 1 phút đọc

Để áp dụng bán điện mặt trời mái nhà, các điều kiện và yêu cầu thường bao gồm những yếu tố sau: Chứng nhận và giấy tờ... Đọc tiếp

262/BC - BCT ngày 14/10/2014 dự thảo điều chỉnh thống nhất

262/BC - BCT ngày 14/10/2014 dự thảo điều chỉnh thống nhất

Thứ Bảy, 19/10/2024 5 phút đọc

  Dưới 100kW lắp thỏa mái không giới hạn từ cấp cao nhất Nếu không đấu nối EVN thì không phải nộp, chờ đồng ý, chờ xác nhận... Đọc tiếp

QUYẾT ĐỊNH 2068/QĐ-TTG CHIẾN LƯỢC PHÁT NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA VIỆT NAM 2015

QUYẾT ĐỊNH 2068/QĐ-TTG CHIẾN LƯỢC PHÁT NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA VIỆT NAM 2015

Thứ Năm, 07/12/2023 46 phút đọc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2068/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015   QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN... Đọc tiếp

NỖ LỰC ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 CUNG ĐOẠN NAM ĐỊNH – THANH HÓA

NỖ LỰC ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 CUNG ĐOẠN NAM ĐỊNH – THANH HÓA

Thứ Sáu, 01/12/2023 3 phút đọc

Ngày 1/12/2023, tại Thanh Hóa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – Phạm Hồng Phương và Tổng giám đốc Tổng công... Đọc tiếp

Nội dung bài viết